5 Startup Việt Nam đáng chú ý nhất trong năm 2016
Trong những năm qua thương mại điện tử và mạng xã hội luôn là lĩnh vực nhận được nhiều ưu ái và lựa chọn để phát triển, nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cũng đang nóng lên bởi những “chiến binh” đến từ các lĩnh vực khác như công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục và công nghệ nông nghiệp.
Trang thông tin Dealstreetasia đã chọn ra năm công ty khởi nghiệp đã đạt được những tiến bộ vượt bậc và có tiềm năng trở thành mục tiêu đáng lựa chọn của các nhà đầu tư. Sau đây là 5 công ty khởi nghiệp Việt Nam đang được đánh giá là nổi bật và không thể xem thường trong năm 2016:
- Cứ 10 người Việt thì có hơn 5 người dùng smartphone để mua sắm
- 100 ý tưởng kinh doanh hay nhất 2016
- Chỉ cách kiếm tiền từ Youtube từ A – Z
1. Umbala nhắm đến kênh truyền hình cá nhân
Được thành lập năm 2015, Umbala gây chú ý đối với giới công nghệ khi được gọi là Snapchat “phiên bản Việt” vì đã chiến thắng trong cuộc thi Forbes Vietnam Startup. Sản phẩm của Umbala cho phép người dùng tạo ra các video clip dài 12 giây và sẽ tự hủy sau 12 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu mà Umbala nhắm đến là trở thành “truyền hình cá nhân thế hệ mới”, theo lời anh Thảo Nguyễn, CEO và đồng sáng lập của Umbala.
“Khi chuyển đến Sillicon Valley, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi và quyết định nhắm đến các mục tiêu lớn hơn. Umbala sẽ cho phép người dùng xem các tin tức và những sự kiện mới nhất được đăng bởi chính người dùng ở tại địa phương đó, trên toàn thế giới. Ví dụ, nếu các bạn tò mò về sự kiện diễn đang ra ở Paris, bạn hoàn toàn có thể xem nó thông qua ứng dụng Umbala”.
Vừa qua, Umbala đã ra mắt phiên bản mới vào những ngày đầu năm 2016, tại các trường đại học và thành phố ở Hoa Kỳ, bao gồm Stanford, Harvard và UC Berkeley. Anh Thảo Nguyễn cũng cho biết Umbala đã nhận được tài trợ từ 500 Startups và SOSVentures sau cuộc thi của Forbes.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho giai đoạn gọi vốn đầu tiên. Các vòng gọi vốn ở Mỹ thường trị giá 1 triệu USD trở lên”, anh cho biết.
2. How.vn đang được nhiều nhà đầu tư nhắm đến
How.vn là một website cung cấp các video clip về các mẹo vặt và thông tin hữu ích về các lĩnh vực đa dạng; từ giáo dục, công nghệ, giải trí, du lịch cho đến các công thức nấu ăn, và đặc biệt website này tích hợp rất nhiều các tính năng đáng chú ý của một mạng xã hội video giống như nền tảng của Youtube. Được phát triển bởi TC Vietnam Co Ltd, một doanh nghiệp đặt tại TPHCM chuyên cung cấp các dịch vụ online marketing và digital content. Hiện How.vn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng đã được nhiều nhà đầu tư chú ý đến.
Thật sự, How.vn vẫn chưa phải là cái tên được nhiều người dùng biết đến, so với những startup khác tại Việt Nam vì chưa có nhiều chiến dịch Marketing rầm rộ. Nhưng thú vị ở chỗ đã có nhiều tin đồn startup này đang đàm phán để nhận được 2 triệu USD tiền đầu tư từ một công ty truyền thông của Úc để phát triển một nền tảng giáo dục trực tuyến chủ yếu dựa trên Video. Rất có thể sẽ có nhiều tin tức chi tiết hơn nữa từ How.vn trong năm 2016.
3. Lozi nhắm đến thị trường khu vực
Liệu Lozi có trở thành Foody thứ hai không – một startup mạng xã hội về ẩm thực khác của Việt Nam đã nhận được vốn series C và mở rộng thị trường kinh doanh sang một vài nước châu Á?
Lozi cho biết họ đã raised được khoản tiền lên đến 7 chữ số qua vòng gọi vốn series A vào tháng 12 vừa qua, với hai nhà đầu tư là Golden Gates Ventures và DesignOne Japan Inc. Những người đứng đầu của Lozi cũng bày tỏ hy vọng đặt chân ra thị trường khu vực trong thời gian sắp tới.
Ba nhà sáng lập của Lozi, vốn nghỉ học giữa chừng, đã được đào tạo trong chương trình Vietnam Silicon Valley. Trần Minh Sơn – người sáng lập đầu tiên – cho biết mạng xã hội về ăn uống có hình thức giống Pinterest này khác biệt với Foody chính là nhờ vào sự tương tác sâu hơn với người dùng.
Hiện tại, Lozi đã đạt 500.000 lượt tải ứng dụng và có hơn 600.000 người dùng đăng kí trên website với hơn 4 triệu lượt view mỗi tháng. Mặc dù mức giá của vòng gọi vốn mới nhất vẫn chưa được tiết lộ, các nguồn tin cho biết Golden Gate Ventures và DesignOne Japan đã định giá Lozi ở mức 2 triệu USD. Tiền đầu tư sẽ được sử dụng cho việc nghiên cứu và phát triển, cũng như mở rộng ra các thành phố khác trong Việt Nam và khu vực trong hai năm tới.
4. MimosaTek muốn đưa ứng dụng công nghệ vào quy trình làm nông nghiệp
Công nghệ trong nông nghiệp là một trong những từ khóa quan trọng của giới khởi nghiệp ở Việt Nam trong năm 2015. Nhờ vào sự chú ý ngàng càng dâng cao đến công nghệ nông nghiệp mà đã có nhiều startup chú trọng đến lĩnh vực này hơn, bằng chứng là đã có một vài startup đã được tài trợ. Một trong số đó là MimosaTek, phát triển sau khi tốt nghiệp từ Topica Founder Institute và giành được 15.000 USD tiền vốn ban đầu từ một cuộc thi vào tháng 12 năm 2015.
Là công nghệ IoT (Internet of Things) cho nông nghiệp, Mimosa Tek giúp nông dân quản lý vụ mùa tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin và kiến thức hữu ích về làm nông, cũng như các dự đoán trong việc canh tác và các tác động của thị trường để giảm thiểu rủi ro cho người làm nông.
“Số tiền thưởng quả là đáng kể, nhưng giải nhất của chương trình Go Live! Vietnam Venture Cup có một ý nghĩa hoàn toàn khác với chúng tôi, vì giải thưởng này do khán giả tham dự bình chọn sau khi ban giám khảo chọn ra top 3. Công chúng đã chú ý đến những gì mà MimosaTek đã làm, đồng nghĩa với việc mọi người muốn đóng góp cho lĩnh vực nông nghiệp dựa vào công nghệ” – CEO và nhà sáng lập của MimosaTek, Nguyễn Khắc Minh Trí phát biểu.
5. LoanVi hướng đến người dùng không sử dụng ngân hàng
Năm 2016, LoanVi.com là một trong trong những startup tại Việt Nam về công nghệ tài chính đã thu hút được sự chú ý.
Nền tảng cho vay trực tuyến và trực tiếp này là một “tân binh” sở hữu 10.000 USD “bảo hộ” từ dự án Vietnam Silicon Valley. Ra mắt vào năm 2015, LoanVi muốn làm cầu nối giữa nhà đầu tư với các cá nhân chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng, bằng cách tạo ra một kênh vay vốn hiệu quả giúp cho người vay có được khoản vay và cho nhà đầu tư có được nguồn lợi nhuận ổn định.
LoanVi ban đầu thu hút đầu tư từ SparkLabs, nhà đầu tư hàng đầu Seoul, đồng thời tách ra từ Startup Chile.
LoanVi sẽ phải đối mặt với tính hoài nghi mặc định của người Việt Nam đối với mô hình kinh doanh tài chính như thế này, và quá trình định hướng người dùng này ắt sẽ có nhiều diễn biến thú vị trong thời gian sắp tới.
Theo Dealstreeasia.