KOL và KOC là gì? Đâu là làn sóng mới trong chiến dịch Marketing
KOL hay KOC là những thuật ngữ vô cùng phổ biến trong lĩnh vực Marketing trong những năm gần đây. Chúng đang thay đổi cách thương hiệu xây dựng mối quan hệ với khách hàng, cách chúng ta tiếp cận thông tin, và cách quyết định mua hàng. KOL và KOC tạo nên sự tương tác, tạo niềm tin, và đóng vai trò quyết định trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Vậy KOL và KOC là gì? Chúng có gì khác nhau? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Khái niệm KOL và KOC
KOL (Key Opinion Leader) là từ để chỉ các cá nhân có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực cụ thể. KOL thường được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, hoặc PR để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng. KOL có thể là đầu bếp nổi tiếng, diễn viên, người mẫu, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, y tế, thời trang, thể thao,....
KOC (Key Opinion Consumer) là từ để chỉ những người tiêu dùng thông thường hoặc người dùng cuối sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã trải nghiệm và sau đó đưa ra đánh giá, nhận xét hoặc ý kiến về sản phẩm hoặc dịch vụ đó. KOC không phải là những người nổi tiếng như KOL, không được thuê để quảng cáo hay đại diện cho thương hiệu. Thay vào đó, họ đánh giá dựa trên trải nghiệm cá nhân và đưa ra ý kiến dựa trên những gì họ đã trải nghiệm.
So sánh khác biệt giữa KOL và KOC
Có 4 tiêu chí quan trọng nhất để có thể phân biệt được KOL và KOC:
Mức độ phổ biến
- KOL: KOL là những người nổi tiếng và có mức độ phổ biến cao trên các nền tảng truyền thông xã hội hoặc trong một lĩnh vực cụ thể. Họ thường được thuê bởi doanh nghiệp để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ với quy mô lớn, nhằm tăng độ phủ sóng và tạo tiếng vang cho thương hiệu.
- KOC: KOC là những người tiêu dùng thông thường, không nổi tiếng. Họ tập trung vào việc đánh giá sản phẩm sau khi trải nghiệm, chia sẻ ý kiến và tạo sự tin tưởng trong cộng đồng. Mục tiêu của họ thường không phải là quảng cáo, mà là cung cấp thông tin thực tế và khách quan về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Quy mô khán giả
- KOL: KOL có lượng người theo dõi lớn, thường từ hàng ngàn đến hàng triệu người trên các nền tảng truyền thông xã hội.
- KOC: Người theo dõi họ có thể ít hơn so với KOL, nhưng họ thường là những người trung thành và tin tưởng khá cáo đối với KOC.
Tính chuyên môn của KOC và KOL
- KOL: KOL thường phải có kiến thức chuyên môn và sâu sắc về lĩnh vực của họ. Tuy nhiên, họ thường gặp phải sự hoài nghi từ phía người xem vì họ có thể bị xem là đã nhận tiền để PR sản phẩm hoặc dịch vụ.
- KOC: KOC tập trung vào việc đánh giá từ góc độ của một người tiêu dùng thông thường. Đánh giá của họ thường được xem là chân thực và không chứa yếu tố quảng cáo. Do đó, họ có thể tác động mạnh mẽ đến quyết định mua sắm của người xem.
Tính chủ động trong lựa chọn sản phẩm:
- KOL: KOL thường được các thương hiệu mời hợp tác quảng cáo và thường được trả mức thù lao cao, có thể là tiền mặt hoặc sản phẩm/dịch vụ. Họ thường quảng cáo theo hướng thương mại.
- KOC: KOC thường tự chủ động lựa chọn sản phẩm mà họ quan tâm và trải nghiệm. Họ không phụ thuộc vào lợi ích tài chính từ việc đánh giá sản phẩm. Những đánh giá của họ thường mang tính chân thực, không bị chi phối bởi nhãn hàng, và độc lập.
Khi nào thì nên sử dụng KOL và KOC
Cách sử dụng KOL và KOC sẽ phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch tiếp thị, đối tượng khách hàng, và ngân sách. Dưới đây là các tình huống phù hợp cho việc sử dụng KOL và KOC:
Đối với KOL
- Ra mắt sản phẩm mới: KOL có lượng người theo dõi đông đảo có thể giúp bạn tạo sự nhận diện thương hiệu nhanh chóng.
- Đại sứ thương hiệu: KOL có thể trở thành đại sứ thương hiệu, đặc biệt trong các chiến dịch mùa lễ hoặc sự kiện lớn.
Đối với KOC
- Tạo niềm tin qua đánh giá chân thật: KOC thường thể hiện ý kiến chân thật về sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên trải nghiệm cá nhân. Họ được sử dụng để tạo niềm tin trong việc đánh giá sản phẩm và thu hút khách hàng thông qua sự chân thật.
- Điều hướng khách hàng về web, TMĐT, tỷ lệ chuyển đổi cao vì họ thường được xem là nguồn tham khảo đáng tin cậy.
- Thúc đẩy tiêu thụ của khách hàng: KOC có sự ảnh hưởng lớn đối với quyết định mua hàng của khách hàng thông qua đánh giá và phản hồi cá nhân.
Trong nhiều trường hợp, sử dụng cả KOL và KOC có thể tạo sự kết hợp mạnh mẽ, đặc biệt khi KOL giới thiệu sản phẩm và KOC đưa ra những đánh giá chân thật. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn và tích hợp KOL và KOC vào chiến dịch tiếp thị cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo phù hợp với mục tiêu và thông điệp thương hiệu của bạn.
Xu hướng chuyển dịch từ KOL sang KOC tại Việt Nam
Người tiêu dùng ngày càng thông minh và nhận biết được sự thật. Họ có thể phân biệt được giữa những nội dung được tài trợ và quảng cáo từ KOL so với đánh giá chân thực từ KOC. Do đó, KOL không phải lúc nào cũng được xem là nguồn tin đáng tin cậy.
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao những đánh giá và phản hồi từ những người thực sự trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ. KOC thường được xem là có ý kiến đánh giá chân thật và không mang yếu tố quảng cáo, điều này tạo sự tin tưởng lớn hơn từ phía khách hàng.
Xu hướng chuyển dịch này cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển của các cộng đồng trực tuyến như các group Facebook và trang web đánh giá sản phẩm. Nhiều KOC nổi tiếng trên các nền tảng này với lượng theo dõi ấn tượng, và họ trở thành nguồn tham khảo tin cậy cho người tiêu dùng khi cần đánh giá sản phẩm.
Xem thêm: Khóa học Marketing Online - Digital Marketing UY TÍN #1 tại Đà Nẵng
Như vậy, dù là KOL hay KOC thì nó luôn đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch Marketing của các doanh nghiệp, nhãn hàng,... Điều quan trọng là sử dụng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất tùy theo đối tượng khách hàng, ngân sách, mục tiêu,... của mình. Chúc bạn thành công.
Quý khách có thể truy cập vào Website SEOViP để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về Marketing.
Tác giả: Hoài Phương SEOViP