Cấu trúc silo là gì? Có người ví như một cái tủ được chia ra thành nhiều ngăn riêng biệt. Lại có người ví như cái thùng đựng khoai, sắn của bác nông dân. Nó có liên quan gì đến cấu trúc của một website. Cùng Seovip tìm hiểu xem nó liên quan gì nhé...

Go Go!

Cấu trúc silo là gì?

Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc website về hình thức chia nội dung website thành các danh mục độc nhất. Các nhóm cấu trúc Silo được phân tạo thành các phần riêng dựa trên cấp bậc của Topic và Subtopic, những nội dung tương tự nhau sẽ được xếp chung 1 danh mục. Cấu trúc Silo sẽ làm rõ nội dung của website & phân chia nội dung nhỏ dần theo trật tự được phân sẵn.

Cấu trúc silo là gì

Cấu trúc silo là gì

Các hiệu quả khi áp dụng cấu trúc silo cho website

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Nội dung có cấu trúc silo rõ ràng chính là một trong những tính năng rất cần thiết đối với website. Khách hàng sẽ ở lại trang web của bạn lâu hơn. Nếu nhiều người truy cập vào trang web của bạn thì sẽ kéo theo vị trí xếp hạng cao hơn trên Google và tỷ lệ thoát trang sẽ giảm. Vậy nên, bạn sẽ có nhiều lược truy cập website hơn khi có một cấu trúc silo chuẩn. Và cũng giúp bạn có vị trí tốt hơn trong bảng tìm kiếm của google.

Tăng mức độ liên quan

Hiện nay, Google tìm kiếm sẽ dựa vào độ liên quan của từ khoá & nội dung trên trang. Và yếu tố giúp Google phân tích chất lượng của 1 trang web là Expertise (chuyên môn), Authority (thẩm quyền) và Trust (uy tín).

Xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả

Danh mục con liên kết với danh mục cha của một trang website có cấu trúc silo. Cách thức này giúp các “con nhện” của Google dễ quét qua toàn bộ content trên website của bạn. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi và được nhiều Seoer hướng tới khi triển khai dự án.

Lập chỉ mục nhanh chóng

Tất nhiên, khi trang web có cấu trúc silo chuẩn. Công cụ tìm kiếm sẽ hiểu hơn về trang web của bạn và giúp các trang được liên kết có nhiều “sức mạnh” hơn. Tiếp theo là cập nhật và lập chỉ mục nhanh chóng với các bài viết mới. Giúp trang web ranking nhanh và tốt hơn.

Không có nội dung bị bỏ xót

Để tìm kiếm các nội dung khác của một trang web, các công cụ kiếm tìm thường dựa vào các liên kết. Việc liên kết các nội dung với nhau là yếu tố giúp cho robot thu thập dữ liệu website của bạn một cách nhanh chóng và không có nội dung nào bị bỏ qua.

Cấu trúc silo trong Seo

Cấu trúc silo trong Seo gồm có hai loại: silo vật lý và silo ảo.

cấu trúc website

Cấu trúc website

Silo vật lý là gì?

Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc website bằng cách thiết lập các danh mục như một cái tủ, phân chia tài liệu và sắp đặt các ngăn riêng biệt với nhau.

Silo ảo là gì?

Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc liên kết nội bộ của website để liên kết những bài viết hay danh mục với nhau, làm tăng sức mạnh cho những trang chính được liên kết nhiều nhất.

>> Dịch vụ thiết kế website trọn gói TOP Google

5 Bước xây dựng cấu trúc website chuẩn

Sau đây là 5 bước xây dựng cấu trúc silo cho website SEO, cùng xem nào có gì nào.

Bước 1: Xác định chủ đề của website

Đầu tiên, bạn cần xác định xem: Chủ đề mà bạn đang muốn cạnh tranh là gì? Những danh mục chính của website gồm có những mục nào? Người dùng muốn tìm đến nội dung khác của trang web bằng cách nào?

Bước 2: Chọn cấu trúc silo phù hợp nhất

Tuỳ theo từng website khác nhau, mà lựa chọn cho mình một cấu trúc phù hợp nhất. Hoặc có thể kết hợp hai cấu trúc với nhau trên một website. Mục đích vẫn là điều hướng người dùng tốt và làm cho công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu trên trang web của bạn.

Cấu trúc của một trang web

Cấu trúc của một trang web

Bước 3: Kiểm tra chiến lược xây dựng liên kết

Kiểm tra chiến lược liên kết trên trang web. Từ trang chủ, chèn liên kết nội bộ giữa các trang để làm rõ chủ đề của từng trang. Dựa vào hành vi của người dùng, mà bạn có chiến lược liên kết các trang với nhau cho phù hợp. Thường thì cần từ 4 – 5 trang con để tạo nên một silo.

Bước 4: Đăng bài viết

Bây giờ bạn đã có một cấu trúc silo chuẩn cho website. Sau đó, bạn chỉ cần đăng bài chất lượng, đúng intent và liên kết các trang với nhau theo cấu trúc đã tạo. Như vậy các bài biết của bạn chắc chắn sẽ có thứ hạng tốt trên SERPs.

Bước 5: Kiểm tra và đo lường

Đây là bước để bạn đánh giá xem cấu trúc của một trang web đã phù hợp chưa. Để đánh giá một cách chính xác, bạn cần sử dụng công cụ phân tích website (Google Analytics chẳng hạn). Sau khi bạn có dữ liệu của người dùng, tuỳ theo mục đích của bạn mà điều chỉnh cấu trúc website một cách tối ưu nhất.

Kết luận

Qua bài viết trên, SEOVIP chia sẻ về cấu trúc silo. Bây giờ, bạn đã biết cấu trúc silo là gì, các loại của nó và 5 bước xây dựng cấu trúc silo chuẩn.

Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn. Và tuỳ vào sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và tuỳ vào thị trường bấy giờ. Bạn nên cân nhắc xây dựng cấu trúc silo cho website tối ưu nhất, cho từng giai đoạn thay đổi của công nghệ và thị trường nói chung.

Tác giả
Mr. Tài - SEOVIP

5/5 - (1 bình chọn)