70+ tính năng nên có của website thương mại điện tử
Website thương mại điện tử là loại trang thông tin điện tử được tạo nên để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, từ việc trưng bày giới thiệu hàng hóa,sản phẩm, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, thanh toán và các dịch vụ liên quan khác sau bán hàng. Vậy một website thương mại điện tử phải đáp ứng được những tính năng nào để mang lại trải nghiệm và phục vụ cho người dùng tốt nhất.
TRANG CHỦ, HEADER, FOOTER
1. Tên miền với HTTPs
Khi thiết kế website thương mại điện tử phải cóhọn tên miền cấp cao và kết nối bảo mật nhất. Nếu trang web của bạn chỉ phục vụ trong nước, hãy sử dụng tên miền quốc gia.
2. Logo
Đặt logo doanh nghiệp của bạn tại một vị trí nổi bật ở đầu trang web. Vị trí tốt nhất là ở góc trái.
3. Điều hướng thân thiện với người dùng
Một thanh điều hướng rõ ràng ở đầu trang web sẽ cải thiện UX của trang web của bạn – điều này chính xác cho mọi website.
4. Wishlist
Đôi khi, một khách hàng có thể quan tâm đến sản phẩm nào đó nhưng quyết định mua nó sau. Hoặc khách hàng có thể tìm thấy một sản phẩm thú vị và muốn kiểm tra thông tin chi tiết về sản phẩm trước khi quyết định mua. Danh sách yêu thích sẽ cho phép họ lưu trữ danh sách các sản phẩm này để họ có thể dễ dàng tìm thấy chúng lần sau khi họ truy cập trang web của bạn.
5. Đăng nhập, đăng ký tài khoản
Đầu website thương mại điện tử của bạn nên có mục để khách hàng đăng ký và đăng nhập. Tốt nhất là đặt nó trên thanh trên cùng của website để khách dễ dàng truy cập khi cần.
6. Tìm cửa hàng
Nếu trang web thương mại điện tử của bạn có cửa hàng hoặc điểm đón khách, công cụ định vị vị trí cửa hàng ở thanh trên cùng có thể giúp khách hàng của bạn dễ dàng tìm thấy cửa hàng của bạn hơn.
7. Tùy chọn ngôn ngữ
Nếu trang web thương mại điện tử của bạn có nhiều phiên bản cho các quốc gia khác nhau, thì bạn có thể bao gồm nhiều tùy chọn ngôn ngữ để cho phép người dùng chuyển đổi giữa các ngôn ngữ/ khu vực khác nhau.
8. Giỏ hàng
Rõ ràng, giỏ hàng là một phần không thể thiếu của bất kỳ trang web thương mại điện tử nào. Vị trí tốt nhất để đặt giỏ hàng là góc trên bên phải trên website.
9. Thanh tìm kiếm
Nếu bạn tối ưu hóa thanh tìm kiếm của mình đúng cách, nó sẽ là công cụ chuyển đổi cực kỳ hiệu quả.
10. Số điện thoại
Cho dù đó là tìm hiểu về một sản phẩm cụ thể hoặc muốn biết về giờ làm việc, khách hàng có thể cần gọi cho bạn vì nhiều lý do. Đặt số điện thoại liên lạc ở góc trên cùng giúp họ dễ dàng gọi cho bạn hơn.
11. UVP nổi bật
Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn mà không phải đối thủ của bạn? Thêm một (vài) lý do thú vị nào đó hoặc UVP đề cập đến những điều đặc biệt ở bạn để khách hàng quyết định chọn lựa.
12. Giảm thiểu rủi ro
Giao hàng miễn phí, chấp nhận trả lại hàng vì lý do nào đó sẽ là phương thức bán hàng tiềm năng khiến khách hàng chú ý bạn. Đây cũng là một số phương thức giảm thiểu rủi ro bán hàng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
13. Chương trình khách hàng thân thiết
Đề cập đến những thứ như điểm thưởng và các ưu đãi đặc biệt khác cho khách hàng lâu năm của bạn. Nên dành một mục trên trang web để link họ đến thông tin dành cho Khách hàng thân thiết.
14. CTA
Nên có các nút kêu gọi hành động hoặc một góc dành cho các sản phẩm chủ lực. Bạn cũng có thể đặt link các ưu đãi đặc biệt và danh sách các sản phẩm mới ở đây.
15. Sản phẩm nổi bật/Sản phẩm bán chạy nhất/Sản phẩm mới nhất
Bạn có thể thêm các sản phẩm nổi bật hoặc các sản phẩm bán chạy nhất tại phần đầu trang web.
16. Cá nhân hóa
Bạn có thể hiển thị các mặt hàng đến khách hàng tiềm năng dựa trên lịch sử tìm kiếm hoặc mua hàng của họ. Đây là một cách rất hiệu quả để tăng doanh số bán hàng.
17. Nội dung
Phải có nội dung mô tả về doanh nghiệp của bạn. Ở góc độ SEO, điều này là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, một số khách hàng tiềm năng sẽ luôn quan tâm đến nội dung mô tả khi muốn tìm hiểu và doanh nghiệp.
18. Các câu hỏi thường gặp, chính sách trả và đổi hàng, công cụ tìm kiếm cửa hàng, thông tin giao hàng, theo dõi đơn hàng
Những trang này rất quan trọng đối với khách hàng của bạn. Vì vậy, ở cuối trang, nên cung cấp các liên kết để họ có thể liên lạc khi cần.
19. Liên hệ
Thật tuyệt vời khi cung cấp một số cách để liên hệ với doanh nghiệp của bạn. 3 cách liên lạc với doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là: điện thoại, email và gửi yêu cầu.
20. Đăng ký để nhận tin tức
Là một trang web thương mại điện tử hiện đại, bạn nên có một góc cho phép khách hàng gửi email đăng ký nhận bản tin từ website. Việc thu thập email sẽ giúp bạn dễ dàng gửi ưu đãi đặc biệt và thông báo sản phẩm mới đến họ.
21. Phương thức thanh toán
Ở cuối trang, nên để rõ các biểu tượng hệ thống thanh toán mà website của bạn chấp nhận để khách hàng nhận biết.
22. Liên kết social media
Các biểu tượng mạng xã hội ở cuối trang nên được gắn link để khách hàng dễ dàng kết nối.
23. Liên kết đến các trang “Về chúng tôi”
Tại đây, bạn có thể liên kết đến trang giới thiệu chi tiết hơn về doanh nghiệp, ví dụ liên kết báo chí, đối tác, sự nghiệp.
24. Điều khoản dịch vụ, Chính sách bảo mật, Bản đồ
Những thông tin tiêu chuẩn và sơ đồ trang web này có thể được đặt ở phần dưới cùng của trang.
25. Hỗ trợ trực tuyến/Live chat
Trò chuyện trực tiếp với khách hàng hiện đã khá phổ biến trên nhiều trang web thương mại điện tử. Nhưng để thực hiện điều này, cần nhiều nguồn lực nên bạn phải có kế hoạch thực hiện cẩn thận.
TRANG DANH MỤC
26. Hình ảnh nhất quán
Các hình ảnh sản phẩm trong một trang chuyên mục nên có kích thước phù hợp về các tiêu chí như độ phân giải, khoảng trắng ở viền.
27. Thẻ điều hướng/Breadcrumb
Điều hướng Breadcrumb giúp khách truy cập dễ dàng xem và tìm danh mục sản phẩm. Bạn có thể đặt nó ngay bên dưới thanh điều hướng chính.
28. Số lượng sản phẩm hiển thị trên trang
Nhìn chung, một trang không thể nào hiển thị tất cả các sản phẩm có trong một danh mục được. Nhưng mỗi trang sẽ hiển thị cho khách hàng tổng số sản phẩm và trang họ đang xem là trang nào.
29. Bộ lọc và phân loại sản phẩm
Lọc sản phẩm cho phép khách hàng lọc dựa trên các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cửa hàng quần áo có thể sử dụng giới tính, kích thước, màu sắc, v.v. làm tùy chọn lọc. Việc phân loại cho phép xem các sản phẩm theo mức giá tăng dần hoặc giảm dần.
30. Trường mô tả trang
Ở phần này, nên có một đoạn ngắn mô tả trang. Điều này chủ yếu là dành cho các công cụ tìm kiếm nhận biết trang của bạn.
TRANG SẢN PHẨM
31. Tiêu đề sản phẩm
Là tên của sản phẩm. Tên của mỗi sản phẩm chắc chắn phải là duy nhất, có thể kết hợp với màu sắc và kích cỡ nếu có.
32. Phóng to hình ảnh
Tại các trang sản phẩm, cần có hình ảnh chất lượng cao có thể phóng to để xem các chi tiết của sản phẩm trên website thương mại điện tử.
33. Giá thật và giá ưu đãi
Ngoài việc đề cập đến giá sản phẩm, bạn nên cung cấp thêm thông tin nếu có bất kỳ ưu đãi giảm giá hoặc khuyến mại nào. Cách thực hiện phổ biến là tạo một mức giá bán cao hơn giá cũ và viết giá bán mới với tỷ lệ chiết khấu được đặt trong ngoặc.
34. Trường chọn số lượng sản phẩm
Ngay dưới giá sản phẩm, nên có một tùy chọn để khách hàng có thể thay đổi số lượng sản phẩm muốn mua.
35. Đa dạng hóa sản phẩm
Một số tiêu chí như màu sắc và kích thước của sản phẩm vật lý nên được chọn ngay từ trang sản phẩm.
36. Nút “Thêm vào giỏ hàng”
Nút Thêm vào giỏ hàng phải được hiển thị nổi bật bên cạnh hình ảnh sản phẩm.
37. Thông tin đáng tin cậy ở gần nút “Thêm vào giỏ hàng”
Thông tin đáng tin cậy nên đặt ở gần nút “Thêm vào giỏ hàng”. Điều này ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách.
38. Nút “Thêm vào wishlist” và nút “So sánh” ở mỗi sản phẩm
Danh sách yêu thích cho phép khách hàng lưu trữ một sản phẩm nếu họ muốn mua sản phẩm đó sau này. Thêm tính năng so sánh cũng có thể sẽ hữu ích với họ.
39. Nút “Chia sẻ sản phẩm lên mạng xã hội”
Hãy để khách hàng của bạn chia sẻ sản phẩm yêu thích của họ. Thêm các nút chia sẻ mạng xã hội (và gửi liên kết qua email) là một cách tuyệt vời để tiếp cận nhiều người hơn.
>>> Đáng tiếc: 90% KINH DOANH ONLINE ÍT VỐN – Marketer ko biết điều này ???
40. Mô tả sản phẩm
Mô tả sản phẩm và thông số kỹ thuật là những phần phải có. Cố gắng bao gồm tất cả các thông tin cần thiết mà khách hàng có thể sẽ cần tìm.
41. Hình ảnh đa chiều về sản phẩm
42. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm
Phần này sẽ cho phép khách hàng đọc đánh giá và đưa ra đánh giá cho sản phẩm mà họ muốn mua. Mục ếp hạng trung bình và số lượng đánh giá cũng nên được hiển thị ngay bên dưới tên sản phẩm.
43. Sản phẩm liên quan
Là một danh sách các sản phẩm liên quan ở dưới cùng của trang. Điều này có thể khiến khách hàng tìm thấy sản phẩm mà họ cần.
44. Chấp nhận tất cả các phương thức thanh toán
Trang web thương mại điện tử của bạn nên chấp nhận hầu hết các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay.
TRANG THANH TOÁN, GIỎ HÀNG, WISHLIST
45. Chi tiết giỏ hàng
Đề cập đến tất cả các chi tiết liên quan đến những gì khách hàng có trong giỏ hàng bao gồm: tên sản phẩm, giá, số lượng.
46. Tổng tiền
Rõ ràng, sau khi đề cập đến giá của từng sản phẩm riêng lẻ, trang thanh toán của bạn cũng nên đề cập đến tổng giá của đơn hàng. Đừng quên đề cập đến các khoản chiết khấu, khuyến mãi chi phí vận chuyển và thuế VAT.
47. Phương thức vận chuyển
Nên cho phép khách hàng có nhiều tùy chọn vận chuyển, và một trong số đó phải có chi phí thấp.
48. Địa chỉ thanh toán và địa chỉ giao hàng
Phải chia “Địa chỉ thanh toán” và “Địa chỉ giao hàng” thành 2 phần khác nhau. Điều này sẽ cần thiết cho nhiều khách hàng.
49. Dấu cam kết bảo mật
Hiển thị dấu cam kết bảo mật gần nơi khách hàng nhập thông tin thẻ tín dụng của họ. Những cam kết hoặc huy hiệu tin cậy này giúp thuyết phục khách hàng của bạn về tính bảo mật của trang web và quy trình thanh toán.
50. Khung nhập mã khuyến mãi
Sẽ có thời điểm bạn cung cấp mã khuyến mãi cho khách hàng, trên giao diện thanh toán của website, hãy dành một khung để họ nhập mã khuyến mãi hoặc các đặc quyền khác nếu có.
51. Trường thay đổi số lượng hoặc xóa sản phẩm
Ngoài ra, cung cấp tùy chọn để chỉnh sửa và xóa các mục khỏi trang thanh toán. Lưu ý rằng nên có một tùy chọn lưu giỏ hàng thời điểm đặt hàng cuối cùng.
52. Cho phép lưu lại đơn hàng
Nếu vì bất kỳ lý do nào khách hàng không muốn thanh toán mua ngay ngay, hãy cho phép lưu lại đơn hàng trên trang web trường họ họ muốn quay lại mua sau đó.
TRANG BLOG
53. Sidebar: tìm kiếm blog, chuyên mục, bài viết phổ biến
Thanh bên của trang blog của bạn nên có một thanh tìm kiếm, một danh sách các danh mục (sắp xếp các bài đăng trên blog) và một danh sách các bài đăng phổ biến nhất của blog.
54. Nút “Chia sẻ bài viết” lên mạng xã hội
Hãy để khách của bạn chia sẻ những bài đăng mà họ thích bằng các nút chia sẻ lên mạng xã hội.
CÁC TÍNH NĂNG BACK-END
55. Bảng điều khiển/công cụ báo cáo
Bảng điều khiển sẽ cho phép bạn xem tất cả các số liệu thương mại điện tử theo cách tóm tắt. Nó nên được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của bạn.
56. Quản lý thành viên/phân quyền
Thông thường, một trang web sẽ có một số người quản lý. Bạn là chủ sở hữu sẽ có thể quyết định ai có thể truy cập phần nào trên website.
57. Quản lý khách hàng
Quản lý đơn đặt hàng của khách hàng và thông tin tài khoản của họ là một tính năng bắt buộc. Nên lưu trữ lịch sử tìm kiếm của khách hàng, điều này sẽ giúp bạn cung cấp đề nghị cá nhân hóa khi họ truy cập các lần sau.
58. Quản lý cửa hàng
Thông số kỹ thuật của sản phẩm, như – danh mục, màu sắc, mô tả, kích thước, v.v … có thể dễ dàng chỉnh sửa từ trang quản lý của bạn mà không cần sự trợ giúp từ đơn vị làm web thương mại điện tử.
59. Quản lý nội dung
Khi thiết kế website cao cấp, bố cục của blog trên trang web của bạn phải dễ dàng quản lý được từ các phần phụ trợ mà không cần phải thay đổi code của website.
60. Quản lý đơn hàng và vận chuyển
Tại bất kỳ thời điểm nào, một trang web thương mại điện tử rõ ràng sẽ có rất nhiều đơn đặt hàng trong quy trình ở các giai đoạn khác nhau. Nó cũng cần phải xử lý các quá trình vận chuyển khác nhau. Tất cả những thứ này bắt buộc phải dễ dàng quản lý được.
61. Thanh toán, thuế và quản lý địa điểm
Phần mở rộng của trang web của bạn phải dễ dàng quản lý các quy trình thanh toán khác nhau, tính toán thuế, giá, chi phí ở nhiều tình huống khác nhau.
62. Quản lý SEO
Các khía cạnh của SEO, như chỉnh sửa URL, thẻ tiêu đề, quản lý mô tả meta, … là những phần phổ biến của nền tảng mở rộng ở website thương mại điện tử.
63. Tích hợp email marketing
Thông thường, các nền tảng quản lý mở rộng sẽ có các tính năng tiếp thị qua email được tích hợp vào nó. Sắp xếp và lưu trữ email của khách hàng và gửi email marketing sẽ dễ dàng tăng tỷ lệ chuyển đổi.
64. Quản lý giảm giá và khuyến mãi
Áp dụng các mức giảm giá khác nhau và giới thiệu nhiều khuyến mãi khác nhau sẽ khiến việc quản lý trở nên phiền phức hơn.
65. Tải lên tập tin gốc
Tải tập tin trực tiếp vào thư mục gốc của trang web của bạn sẽ cần thiết trong một số tình huống.
66. Tích hợp mã tracking
Bạn có thể dễ dàng tải lên các tệp như robot.txt, mã theo dõi và mã xác minh của bên thứ ba khác mà không cần sự trợ giúp từ nhà phát triển website.
MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC CẦN LƯU Ý
67. Thiết kế responsive
Phải nói rằng, một website tương thích mọi thiết bị là điều bắt buộc đối với bất kỳ công ty tư vấn thiết kế web nào. Dù là thiết bị nào, thì website của bạn cũng phải đủ linh hoạt để mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.
68. Tương thích với mọi trình duyệt
Đảm bảo trang web của bạn được hiển thị được trong tất cả các trình duyệt web.
69. Tốc độ tải web nhanh
Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng cả từ góc độ trải nghiệm người dùng và SEO. Khách hàng chắc chắn rời đi nếu website của bạn load quá chậm.
70. Đối với các sản phẩm tải online, cần giải thích cách khách hàng nhận được chúng
Nếu trang web thương mại điện tử của bạn đang bán sản phẩm dưới dạng tải xuống kỹ thuật số, hãy cung cấp thông tin cho khách hàng của bạn về cách họ sẽ nhận sản phẩm (ví dụ: tải xuống trực tiếp, email, …).
71. Bảo mật
Bảo mật luôn là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp thương mại điện tử nào. Ngoài chứng chỉ SSL và tuân thủ PCI,
trên giao diện đăng nhập và liên hệ website bạn nên có tường lửa và lớp bảo mật mạnh mẽ.
72. Tự động sao lưu trang
Trang web của bạn nên được tự động sao lưu để ngăn chặn bất kỳ rủi ro tiềm tàng nào. Đối với một trang web thương mại điện tử được thực hiện bởi đơn vị thiết kế website cao cấp, luôn luôn hoạt động chính là điều bắt buộc.
>>> Doanh nghiệp kiếm tiền tỷ: Nên đầu tư SEO thế nào cho đúng?