LÀM CHỦ CÂU TỪ dựa trên mô hình AISAS
Mô hình AISAS có tác dụng như thế nào trong việc LÀM CHỦ CÂU TỪ đối với người làm Marketing?
Mô hình AISAS hay còn được gọi là mô hình về hành vi của người dùng khi mua hàng thông qua internet với mục đích mô phỏng hành vi tâm lý khách hàng. Mô hình AISAS được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm, dịch vụ với mục đích khuyến khích khách hàng hành động (call to action) sau khi xem thư mục sản phẩm...
Để câu từ trở nên đơn giản hơn với mô hình AISAS
Dựa trên các phân tích từ mô hình này, AISAS dẫn dắt người đọc đi vào các khung sườn với 5 yếu tố chính, cụ thể:
A – Attention: Chú ý
Khiến người dùng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Nếu như không thể khiến khách hàng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được khách hàng của mình quan tâm hoặc đưa ra quyết định mua hàng.
Khách hàng ngày càng nhạy cảm và thông minh hơn trước sự phát triển của những ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Do đó, họ cũng đánh giá được đâu là những thứ thật sự cần thiết đối với nhu cầu của mình.
Nếu bạn khao khát khiến khách hàng của mình có thể bước thêm một bước nữa, tiến sâu hơn vào sản phẩm, dịch vụ của mình mong muốn thì trước hết bạn cần làm cho họ chú ý đến cái mà bạn muốn bán, giới thiệu.
Lặp đi lặp lại một thông điệp trên các kênh truyền thông khiến khách hàng phải chú ý
Vậy chúng ta tạo ra sự chú ý đó cho họ bằng cách nào?
Tùy thuộc vào từng sản phẩm, dịch vụ nhất định mà chúng ta sẽ có những cách khác nhau để tạo ra sự chú ý cho khách hàng của mình. Ở bài này, Tôi chỉ giới thiệu đến các bạn những vấn đề xoay quanh việc làm chủ ngôn từ hay còn gọi là Content.
Có 3 điều mà một Copywriter cần ghi nhớ khi tạo ra sự chú ý cho khách hàng của mình:
- Thứ nhất: Xác định đúng đối tượng khách hàng của mình là ai?
- Thứ hai: Mục đích của việc tạo sự chú ý này là gì?
- Thứ ba: Đâu là những nơi khiến khách hàng chú ý?
Chỉ có xác định được khách hàng của mình là ai thì bạn mới có thể sử dụng ngôn từ cho bài viết của mình một cách phù hợp nhất.
Và sau khi xác định được đối tượng khách hàng của mình, bạn cần xác định xem đâu mới là mục đích của việc tạo sự chú ý này là gì? KHUYẾN MÃI – GIẢM GIÁ BẤT DIỆT – GIỚI THIỆU.
Nhấn mạnh, làm nổi bật cái mà khách hàng đang quan tâm
Tùy vào từng mục đích cụ thể mà bạn có thể xác định được cho mình đâu là những kênh mà khách hàng hay chú ý nhất?
- Các website nổi tiếng
Hãy tạo ra một khoảng trống lớn, lặp đi lặp lại chúng nhiều lần để Bắt buộc khách hàng phải chú ý đến sản phẩm mà bạn muốn giới thiệu, quảng cáo.
Do đó, TITLE hay câu chủ đề trong một bài viết đóng vai trò hết sức quan trọng.
Title của bạn càng độc đáo, càng nhấn mạnh đến thứ mà khách hàng ham muốn, những gì đập vào mắt họ khiến họ tò mò thì tự khắc họ sẽ dừng lại và xem bạn đang mang đến điều gì cho họ?
Sau khi thu hút được khách hàng của mình điều tiếp theo bạn cần làm là “Interest” – tạo ra sự thích thú cho khách hàng của mình.
I – Interest: Thích thú
Để tạo sự thích thú cho khách hàng của mình bạn cần:
- Tạo sự đồng cảm từ phía khách hàng
- Tăng thêm sự thích thú cho khách hàng với các chương trình marketing
- Cho họ dùng thử sản phẩm
- ….
Khi khách hàng đã có hứng thú với sản phẩm của bạn, bạn cần phải làm thế nào để khiến khách hàng càng biết về sản phẩm thì càng mong muốn tìm hiểu về nó.
Tạo ra sự thích thú cho khách hàng của bạn
Để tạo được sự thích thú này, bạn cần mô tả ngắn gọn những chức năng chính, lợi ích chính mà sản phẩm, dịch vụ mang lại. Nó không cần phải chi tiết, cụ thể. Bạn càng khái quát, tổng hợp nó một cách tổng quan nhất thì người đọc sẽ càng chú ý hơn.
Đây là những dòng tiếp theo mà khách hàng sẽ lướt qua khi ghé thăm lời mời chào của bạn. Do đó, hãy thể hiện nó một cách bắt mắt và rõ ràng nhất.
S – Search: Tìm kiếm
Sau khi khiến khách hàng của mình thích thú với các sản phẩm, dịch vụ mà bạn chào mời, họ chắc chắn sẽ xuất phát nhu cầu tìm kiếm thêm thông tin. Khách hàng ngày càng thông minh khi đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm. Họ sẽ không chỉ tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp trên website của bạn mà còn có nhu cầu tìm kiếm nó ở nhiều kênh khác nhau.
Cung cấp thông tin đa dạng tại các kênh tìm kiếm chính yếu
Đó có thể là những kênh nào?
- Mạng xã hội: Facebook, G+
- Internet: Website, Blog, Youtube
- Hỏi thăm từ bạn bè.
Tất cả đều có khả năng xảy ra. Do đó, bạn cần khiến thông tin của mình càng dễ dàng tìm kiếm, có ấn tượng tốt ban đầu với khách hàng thì chắc chắn sẽ khiến họ có cảm giác "nhắc nhở" chính mình xem là họ đã muốn muốn lựa chọn sản phẩm của bạn hay không?
Vì vậy, nếu có thể: bạn cần đa dạng hóa các kênh tìm kiếm thông tin của mình càng chất càng tốt. Ít nhưng tập trung vào đúng đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến hơn là dàn trải trên nhiều kênh nhưng lại có ít hơn các lượt tương tác mong muốn.
A - Action: Hành động
TẠI BƯỚC NÀY bạn cần phải tiến hành gấp rút. Nghĩa là càng phải khiến khách hàng mong muốn được sở hữu sản phẩm, dịch vụ của bạn CÀNG NHANH thì CÀNG TỐT.
Thông tin bạn cung cấp phải thật chính xác, tỉ mỉ. Nó không chỉ nêu bật được chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà còn giúp khách hàng nhận thấy sản phẩm, dịch vụ của mình giải quyết được vấn đề gì cho họ.
Thôi thúc hành động khiến khách hàng download hoặc mua sản phẩm
Ví dụ: Ở phần Attention bạn khiến khách hàng LO LẮNG – Nếu tiếp tục sử dụng dòng sản phẩm son môi Evelet hàng nhái sẽ khiến môi bạn trở nên ngứa ngáy, biến dạng và thâm tím.
Thì ở phần Action bạn cần cung cấp giải pháp giúp họ dập tắt nỗi lo lắng này nhưng vẫn khiến mình trông trở nên xinh đẹp hơn.
Cách dẫn dắt càng cụ thể, chi tiết thì người đọc sẽ càng thôi thúc hành động của mình.
Ở bước này, mục đích của bạn là gì thì bạn cần thể hiện nó ra một cách càng rõ ràng thì càng tốt.
- Nếu mục đích của bạn là khiến họ download thì phải có nút DOWNLOAD thật to.
- Nếu mục đích của bạn là bán sản phẩm thì “THỜI GIAN KHUYẾN MÃI CHỈ CÒN 24H NỮA”
- Nếu mục đích của bạn là khiến khách hàng liên kết trang “Gợi ý bài viết liên quan”.
Tùy thuộc vào mục đích mà bạn muốn khách hàng hành động thì bạn sẽ có những cách làm khác nhau khiến họ dẫn đến hành động “Call to action”.
Đây cũng được xem là bước quan trọng nhất để bạn chốt hạ đơn hàng của mình hay níu chân khách hàng mục tiêu.
S – Share: Chia sẻ
Sau khi khiến khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của mình bạn cần tạo ra sự tương tác cho khách hàng bằng cách gửi gắm mong muốn, khiến họ mong muốn chia sẻ thông tin mà bạn cung cấp.
Để làm được điều này, trước tiên giao diện của bạn phải có các nút "call to action" thuộc dạng chia sẻ như "Like/Share/G+" để khiến khách hàng dễ dàng tương tác hơn.
Khiến khách hàng mong muốn chia sẻ thông tin mà bạn cung cấp
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng: Không phải thông tin nào hay cũng khiến khách hàng của mình mong muốn chia sẻ điều đó. Chính vì vậy mà bạn cần có thêm những action tạo nên lượt share này từ khách hàng. Đó có thể là tặng kèm bộ tài liệu, tích điểm miễn phí,…
Cách làm này được áp dụng rất thành công trên mạng xã hội Facebook.
Vòng lặp của AISAS sẽ được tiến hành liên tiếp cho đến khi khách hàng tiếp theo Share chúng đi. Chính vì vậy nếu mong muốn khách hàng của mình tiếp cận thông tin, chú ý đến sản phẩm thì bạn cần tạo ra được càng nhiều tương tác càng hiệu quả.
Xây dựng NGÔN TỪ dựa trên mô hình AISAS không chỉ giúp bạn tạo ra được một bài viết chất lượng, đi theo trình tự hợp lý mà đồng thời còn giúp bạn nhắm đúng đối tượng mục tiêu, chốt hạ đơn hàng một cách tròn vẹn nhất.
Ứng dụng mô hình AISAS không chỉ đúng trong việc LÀM CHỦ CÂU TỪ mà còn được áp dụng rất nhiều trong ngành marketing online. Nắm được mấu chốt của vấn đề thì bạn sẽ càng giải quyết chúng một cách nhanh gọn hơn.
Đây chỉ là bài viết chia sẻ dựa trên những gì tôi đã thực hành và tích lũy được, nếu bạn đang cần tư vấn Marketing online tại Đà Nẵng đừng quên liên hệ cho chúng tôi tại đây.
Tác giả: Ms. Thương Huyền - SEOVIP